Danh mục sản phẩm

Cách đọc thông số kỹ thuật của động cơ xoay chiều

11/10/2017 4:06:22 CH
Duy trì nhiệt độ thấp hơn định mức cho động cơ, động cơ sẽ bền hơn, mức độ gây ra tiếng ồn sẽ ít hơn, và trở lại, nó sẽ giúp cho hiệu suất tăng cao hơn.

CÁCH ĐỌC THÔNG SỐ KỸ THUẬT IN TRÊN MỘT ĐỘNG CƠ XOAY CHIỀU

Nhãn thông số kỹ thuật in trên động cơ xoay chiều cung cấp thông tin quan trọng cần thiết cho việc lựa chọn và cách sử dụng động cơ. Thông số kỹ thuật cũng đưa ra các điều kiện tải và chỉ số hoạt động, cũng như cách thức sử dụng và bảo vệ động cơ hiệu quả.

Hiện nay các động cơ xoay chiều lưu hành thường có hai loại nhãn thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn của Việt Nam và của quốc tế.

Cách đọc nhãn thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn Việt Nam

Trên vỏ động cơ gắn nhãn ở Việt Nam thường ghi ký hiệu về loại động cơ, kích thước lắp đặt, số đôi cực, các số liệu định mức, mức bảo nổ, số xuất xưởng, năm sản xuất, khối lượng...

Bên dưới là cách đọc bản thông số theo tiêu chuẩn Việt Nam:

CÁCH ĐỌC THÔNG SỐ KỸ THUẬT IN TRÊN MỘT ĐỘNG CƠ XOAY CHIỀU


1/ Kiểu: 3PN160S4, trong đó:

- Ký tự 3PN: Động cơ không đồng bộ 3 pha lồng sóc phòng nổ.

- Số 160: Chỉ chiều cao từ chân động cơ đến tâm trục quay (mm)

- Ký hiệu bằng chữ S; M; L: chỉ kích thước lắp đặt theo chiều dài thân

- S: Chiều dài thân, kích thước lắp đặt thân ngắn.

- M: Chiều dài thân, kích thước lắp đặt thân trung bình.

- L: Chiều dài thân, kích thước lắp đặt thân dài.

Đối với động cơ có chiều cao tâm trục quay dưới 90mm. Ký hiệu bằng các chữ cái A,B,C (Ví dụ 80A;80B). Kích thước lắp đặt động cơ giống nhau.

- Số cuối cùng: chỉ số đôi cực động cơ:

Số 2: Động cơ có số đôi cực 2p=2 tương ứng với tốc độ 3000vg/ph.

Số 4: Động cơ có số đôi cực 2p=4 tương ứng với tốc độ 1500vg/ph.

Số 6: Động cơ có số đôi cực 2p=6 tương ứng với tốc độ 1000vg/ph.

Số 8: Động cơ có số đôi cực 2p=8 tương ứng với tốc độ 750vg/ph.

2/ ~3 pha: Động cơ sử dụng lưới điện xoay chiều 3 pha

3/ Cấp F: Cấp chịu nhiệt của vật liệu cách điện và cuộn dây lớn nhất là 1550C

4/ IP : Cấp bảo vệ động cơ với bên ngoài:

- IP23 Động cơ kiểu hở (nước và bụi vào được bên trong cuộn dây)

- IP44 Động cơ kiểu kín (Bảo vệ được giọt nước rơi vào bất kỳ hướng nào, bảo vệ được vật lạ kích thước F 1mm không thâm nhập vào động cơ). (Xem thêm bài kiến thức về chỉ số IP tại đây)

1/ HP hay kW: Chỉ công suất trên trục động cơ . Ở đây, động cơ này có công suất là 220HP (mã lực) và 160kW

2/ 2970 vg/ph: Tốc độ quay trên trục động cơ (vòng /phút), Ở đây, chỉ số này là 2970 vg/ph

3/ 50Hz : Tần số lưới điện xoay chiều 50Hz.

4/ n % =90: Hiệu suất của động cơ tính theo phần trăm công suất đầu vào. Ở đây là 90%

5/ Cos- phi=0,92: Hệ số công suất của động cơ điện.

1/ D /Y: 380/660 Điện áp cấp cho động cơ.

- Lưới điện 3 pha điện áp 220V nối tam giác D

- Lưới điện 3 pha điện áp 380V nối sao Y.

Hoặc D /Y: 380/660V

- Lưới điện 3 pha điện áp 380V nối tam giác D

- Lưới điện 3 pha điện áp 660V nối sao Y.

2/ D /Y: 294/170(A) Dòng điện dây định mức của động cơ.

Khi nối tam giác (D ) dòng điện 294A, nối sao (Y) dòng điện 170A.

3/ ExdIT3: Ký hiệu cấp bảo vệ nổ

- Ký hiệu "Ex,,biểu thị động cơ điện bảo vệ nổ sử dụng trong mỏ, hầm lò.

- Ký hiệu "d,, động cơ có kết cấu vỏ không xuyên nổ.

- Ký hiệu "I,, Biểu thị thiết bị điện thuộc nhóm I sử dụng trong các mỏ hầm lò môi trường khí mỏ có chứa metan là khí gây cháy nổ.

- Ký hiệu " T3,, biểu thị nhiệt độ tự bốc cháy của bầu không khí nơi thiết bị làm việc. Tương ứng với "T3,, là 2000C.

4/1215kg: Khối lượng động cơ (kg).

Cách đọc nhãn thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn Quốc tế

Bản vẽ sau minh họa một mẫu thông số kỹ thuật in trên một động cơ xoay chiều 30 mã lực.

Bên dưới là cách đọc một số thông số quan trọng:

AMPS: là đơn vị đo dòng điện đầy tải của động cơ

VOLT: là đơn vị đo điện áp của động cơ

Động cơ xoay chiều được thiết kế để hoạt động ở một mức điện áp và tần số tiêu chuẩn . Như vậy, động cơ trên được thiết kế để sử dụng 460 VAC . Dòng điện đầy tải của động cơ này là 34,9 amps.

R.P.M: là đơn vị đo tốc độ cơ sở

HERTZ: là đơn vị đo tần số

Tốc độ cơ sở là tốc độ ghi trên nhãn, được đo dưới đơn vị R.P.M- tại đó động cơ được đo mã lực dưới một mức điện áp và tần số danh nghĩa. Nó cho ta biết tốc độ của trục đầu ra tác động lên các thiết bị kết nối khi nạp đầy đủ với mức điện áp và tần số quy định.

Như vậy, tốc độ cơ bản của động cơ này là 1.765 RPM , với tần số là 60 Hz. Nó cho ta biết rằng tốc độ đồng bộ của một động cơ 4 cực là 1800 R.P.M. Khi được nạp điện áp đầy đủ sẽ trượt đi 1,9%. Nếu thiết bị kết nối đang hoạt động tải dòng điện thấp hơn mức quy định, tốc độ đầu ra (RPM) sẽ hơi lớn hơn so với chỉ số được ghi trên nhãn.

Service factor: Hệ số công suất

Một động cơ được thiết kế để hoạt động ở công suất ghi trên nhãn của nó. Đánh giá hệ số công suất là 1,0 có nghĩa là động cơ có thể hoạt động ở 100% công suất đánh giá của nó. Một số thiết bị phụ được nhà sản xuất lắp vào có thể tăng công suất định mức một động cơ lên.

Trong trường hợp một động cơ với hệ số là 1,15 có thể hoạt động cao hơn 15% công suất ghi trên động cơ. Ví dụ với 1 động cơ 30HP có thể hoạt động với công suất tối đa là 34,5 HP.

Cần lưu ý rằng bất kỳ động cơ nào hoạt động liên tục tại một hệ số lớn hơn 1 sẽ có tuổi thọ giảm so với loại động cơ hoạt động đúng tại công suất nó được đánh giá .

CLASS INSUL: lớp cách nhiệt

AMB: chỉ số đo nhiệt độ môi trường xung quanh

Hiệp hội các nhà sản xuất điện quốc gia Mỹ (NEMA) đã tạo nên các lớp cách nhiệt để đáp ứng nhiệt độ động cơ yêu cầu trong những môi trường hoạt động khác nhau. Gồm bốn lớp cách điện là A, B, F, và H. Lớp F là thường sử dụng. LớpA hiếm khi được sử dụng. Trước khi một động cơ được khởi động, cuộn dây của nó ở nhiệt độ môi trường xung quanh (AMB).

NEMA có tiêu chuẩn nhiệt độ bên ngoài trên 40 ° C, hoặc 104 ° F trong định nghĩa về phạm vi nhiệt độ tối đa cho tất cả các lớp động cơ. Nhiệt độ sẽ tăng lên trong động cơ ngay sau khi nó được khởi động. Mỗi lớp cách nhiệt có nhiệt độ cho phép được chỉ định tăng lên. Sự kết hợp của nhiệt độ môi trường xung quanh và nhiệt độ được cho phép tăng lên phải bằng với nhiệt độ tối đa của cuộn dây trong một động cơ.

Một động cơ với lớp cách điện F, ví dụ, có mức tăng nhiệt độ tối đa là 105 ° C khi hoạt động ở hệ số công suất là 1.0, thì khi đó nhiệt độ tối đa của cuộn dây là 145 ° C (40 ° môi trường xung quanh + 105 ° nhiệt độ gia tăng).

Cần lưu ý, vận hành một động cơ trên mức giới hạn của lớp cách nhiệt sẽ làm giảm tuổi thọ của động cơ. Trung bình cứ tăng nhiệt độ hoạt động lên 10 ° C có thể làm giảm tuổi thọ của động cơ xuống khoảng 50%.

Hiệp hội các nhà sản xuất điện quốc gia Mỹ(NEMA) đã thành lập một hệ thống tiêu chuẩn về kết cấu và đặc tính của động cơ.. Trong đó, NEMA DESIGN loại B thường được sử dụng.

NEMA NOM.EFF: chỉ số đo hiệu suất của động cơ

Hiệu suất của động cơ xoay chiều được tính theo phần trăm. Nó cho biết số năng lượng điện đầu vào được chuyển đổi sang năng lượng cơ học.

Hiệu suất danh nghĩa của động cơ này là 93,6%. Một động cơ 30 HP với hiệu suất 93,6% sẽ tiêu thụ ít năng lượng hơn so với một động cơ 30 HP với hiệu suất là 83%. Điều này có nghĩa là ta sẽ tiết kiệm đáng kể một khoảng năng lượng và chi phí.